Quyền sở hữu của người nước ngoài tại Việt Nam được quy định như thế nào?
Hỏi: Quyền sở hữu của người nước ngoài tại Việt Nam được quy định như thế nào?
Đáp: Trên thế giới hiện nay, việc người nước ngoài cùng cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài với công dân nước sở tại là hết sức phổ biến và bằng nhiều cách khác nhau thì người nước ngoài đã đóng góp một phần công sức không nhỏ cho sự phát triển của các quốc gia. Vì vậy, pháp luật của các nước đều thừa nhận sự hiện diện của nhóm người này và có những quy định rõ ràng về địa vị của họ, trong đó, quyền sở hữu nhà ở của người nước ngoài là một trong những vấn đề pháp lý hết sức quan trọng.
Quyền sở hữu của người nước ngoài tại Việt Nam là quyền sở hữu tài sản của người nước ngoài tại Việt Nam. Vấn đề này được thể hiện trong các quy định cụ thể của pháp luật:
+ Trong Hiến pháp quy định: “ Nhà nước Việt Nam khuyến khích các tổ chức cá nhân nước ngoài đầu tư vốn vào Việt Nam, phù hợp với pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế, bảo đảm quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản và các quyền lợi khác của tổ chức cá nhân nước ngoài.
+ Theo Khoản 2 Điều 673 Bộ Luật Dân sự năm 2015 thì “ người nước ngoài có năng lực pháp luật dân sự tại Việt Nam như công dân Việt Nam”.
+ Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý giữa Việt Nam- Liên Bang Nga đã quy định: “ Công dân nước kí kết này được hưởng trên lãnh thổ của nước kí kết sự bảo hộ pháp luật đối với các quyền nhân thân và tài sản mà nước kí kết dành cho công dân của mình”.
+ Tại Luật Đầu tư năm 2014 nhà nước Việt Nam đảm bảo đối xử công bằng và thỏa đáng đối với các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Trong thời gian đầu tư vào Việt Nam, vốn và tài sản của bên nước ngoài không bị thu trung dụng hoặc tịch thu bằng các biện pháp hành chính, không bị quốc hữu hóa. Nếu do thay đổi của pháp luật Việt Nam mà làm thiệt hại đến lợi ích của các bên tham gia hoạt động đầu tư thì nhà nưucos có biện pháp để giải quyết thỏa đáng đối với quyền lợi của nhà đầu tư: thay đổi mục tiêu hoạt động dự án; giảm miễn thuế trong khuôn khổ pháp luật; thiệt hại của nhà đầu tư nước ngoài được coi là các khoản lỗ và được chuyển sang cho các năm tiếp theo…
Đối với nhân viên ngoại giai nước ngoài và các tổ chức quốc tế tại Việt Nam, quyền sở hữu của họ sẽ được điều chỉnh bởi các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia, tập quán quốc tế và Pháp lệnh về quyền ưu đã và miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam.