Quy định của pháp luật Dân sự về giám hộ?
Hỏi: Quy định của pháp luật Dân sự về giám hộ?
Đáp: * Giám hộ:
– Khái niệm: là việc cá nhân, pháp nhân được Luật quy định được Uỷ ban nhân dân cấp xã cử, được Toà án chỉ định hoặc quy định tại Khoản 2 Điều 48 BLDS 2015 để thực hiện chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, nguồi có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
– Phân loại: Giám hộ cho người chưa thành niên, giám hộ cho người mất năng lực hành vi dân sự; giám hộ cho người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
– Điều kiện để chủ thể pháp luật Dân sự làm người giám hộ:
+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
+ Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ;
+ Không phải người đang bị truy cứu trách nhiệm hành sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác;
+ Không phải là người bị Toà án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.
– Quyền và nghĩa vụ của người giám hộ:
+ Quyền: Sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chỉ dùng cho những nhu cầu thiết yếu của người được giám hộ;
Được thanh toán các chi phí hợp lý cho việc quản lý tài sản của người được giám hộ;
Đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự và thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
+ Nghĩa vụ:
Đối với người được giám hộ chưa đủ 15 tuổi: Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dânn sự, trừ trường hợp pháp luật quy định người chưa đủ 15 tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự;
Quản lý tài sản của người được giám hộ;
Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ;
Đối với người được giám hộ từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi:
Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trường hợp luật có quy định khác;
Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
Đối với người mất năng lực hành vi dân sự:
Chăm sóc, bảo đảm việc điều trị bệnh cho người được giám hộ;
Đại diện cho người được giám hộ tham gia các giao dịch dân sự;
Quản lý tài sản của người được giám hộ;
Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
Đối với người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi: Khoản 1, Điều 57 BLDS 2015
– Chấm dứt giám hộ và hậu quả pháp lý:
+ Chấm dứt giám hộ:
Người được giám hộ đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
Người được giám hộ chết;
Cha, mẹ của người được giám hộ là người chưa thành niên đã có đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình;
Người được giám hộ được nhận làm con nuôi.
+ Hậu quả pháp lý:
Người được giám hộ đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ: trong vòng 15 ngày, kể từ ngày chấm dứt việc giám hộ, người giám hộ thanh toán tài sản với người đưuọc giám hộ; chuyển giao quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự vì lợi ích của người được giám hộ cho người giám hộ;
Người được giám hộ chết: trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày chấm dứt việc giám hộ, người giám hộ thanh toán tài sản với người thừa kế hoặc giao cho người quản lý tài sản của người được giám hộ; chuyển giao quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự vì lợi ích của người được giám hộ cho người thừa kế của người được giám hộ; nếu trong thời hạn đó mà chưa xác định được người thừa kế của người được giám hộ thì người giám hộ tiếp tục quản lý tài sản cho đến khi tài sản được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế và thông báo cho Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ.
Người được giám hộ có cha, mẹ đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ hoặc người được giám hộ được nhận làm con nuôi: trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày chấm dứt việc giám hộ, người giám hộ thanh toán tài sản và chuyển giao quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự vì lợi ích của người được giám hộ cho cha, mẹ của người được giám hộ.