Phương thức giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ các tổ chức quốc tế

Hỏi: Phương thức giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ các tổ chức quốc tế?

Đáp: – Các tổ chức quốc tế hiện nay không chỉ là trung tâm phối hợp hành động của các quốc gia nhằm hướng tới những lợi ích chung mà còn có vai trò rất to lớn trong việc giải quyết những tranh chấp quốc tế, trước hết là tranh chấp giữa các quốc gia thành viên. Căn cứ vào các điều ước quốc tế thành lập các tổ chức quốc tế, có thể khẳng định, việc giải quyết tranh chấp quốc tế không chỉ là quyền hạn mà còn là chức năng của chính các tổ chức đó. Tuy nhiên, khi các quốc gia thành viên của một tổ chức quốc tế và đồng thời cũng là một bên trong một tranh chấp quốc tế thì họ không chỉ có thể tìm đến những cơ chế giải quyết trong khuôn khổ của tổ chức quốc tế đó mà còn hoàn toàn có quyền tự do thoả thuận lựa chọn những cơ chế giải quyết phù hợp khác.
– Chính việc nâng cao vai trò cùa tổ chức quốc tế trong quan hệ quốc tế và việc gia tăng số lượng các tổ chức quốc tế đã mang lại sự thay đổi nhất định trong hê thống các biện pháp hoà bình giải quyết các tranh chấp quốc tế giữa các quốc gia. Mỗi tổ chức quốc tế đều có đặc trưng riêng trong cơ chế giải quyết tranh chấp thuộc thẩm quyền của mình.
* Liên hợp quốc
– Liên hợp quốc là một tổ chức quốc tế phổ cập có vai trò rất quan trọng trong quan hệ quốc tế. Theo quy định của Hiến chương Liên hợp quốc, các cơ quan chính, ở các mức độ khác nhau, đều có thể tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp quốc tế, trong đó, vai trò chính thuộc về Hội đổng bảo an và Toà án quốc tế.
– Hội đồng bảo an là cơ quan có trách nhiệm chính trong việc duy trì hoà bình và an ninh quốc tế và có chức năng rộng lớn nhất trong giải quyết hoà bình các tranh chấp quốc tế. Nói chung, thẩm quyền của Hội đồng bảo an được xác định đối với các loại hình tranh chấp quốc tế mà khả năng kéo dài có thể đe dọa hoặc đe dọa hoà bình, an ninh quốc tế. Với những loại tranh chấp đó, Hội đồng bảo an có quyền:
– Yêu cầu các bên giải quyết tranh chấp giữa họ bằng các biện pháp nêu ở Điều 33 Hiến chương Liên hợp quốc;
– Điều tra mọi tranh chấp hoặc tình thế nếu xét thấy diễn biến có thể gây bất hoà giữa các nước hoặc đe dọa hoà bình an ninh quốc tế;
– Kiến nghị các bên những thủ tục hoặc phương thức giải quyết thoả đáng.
Mặt khác, nếu Hội đồng bảo an xét thấy có sự đe dọa hoặc phá hoại hoà bình, có hành vi xâm lược thì cơ quan này có quyền:
– Yêu cầu các bên tuân thủ những biện pháp tạm thời;
– Quyết định áp dụng những biện pháp phi quân sự
– Áp dụng những biên pháp quân sự.
Như vây, trên cơ sở của chương VI Hiến chương Liên hợp quốc thì Hội đồng bảo an có toàn quyền thực hiên chức năng giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp trung gian (Điều 36), hoà giải (Điều 37), uỷ ban điều tra (Điều 34), uỷ ban hoà giải (Điều 38).
Ngoài Hội đồng bảo an, các cơ quan chính khác của Liên hợp quốc như Đại hội đồng cũng có thể thực hiện các chức năng hoà giải nếu tranh chấp không được chuyển giao cho Hội đồng bảo an xem xét và giải quyết (Điều 11, 12, 14 và 35 Hiến chương Liên hợp quốc).
Trong quá trình giải quyết tranh chấp, Tổng thư ký có vai trò quan trọng. Tổng thư ký có quyền thông báo cho Hội đồng bảo an về các vấn đề bất kỳ mà theo nhận định của Tổng thư ký có thể đe doạ việc duy trì hoà bình và an ninh quốc tế (Điều 99). Tổng thư ký có thể đưa vấn đề tranh chấp ra trước Hội đồng bảo an xem xét mặc dù Tổng thư ký không có tiếng nói quyết định. Trong thực tiễn hoạt động của Liên hợp quốc, Tổng thư ký theo theo yêu cầu của Đại hội đồng và Hội đồng bảo an có thể đóng vai ttò trung gian, hoà giải. Vaị trò quan trọng của Tổng thư ký được thể hiện rõ trong tiến trình giải quyết cuộc khủng hoảng ở vùng Caribê, hoặc trong việc ký thoả ước quốc tế về điều chỉnh tình hình chính trị xung quanh vấn đề Apganixtan…
* Tổ chức quốc tế khu vực
Văn bản pháp lý của một số tổ chức quốc tế khu vực có quy định về trình tự, thủ tục và hộ thống các biện pháp hoà bình giải quyết các tranh chấp giữa các thành viên của mình. Việc sử dụng tổ chức quốc tế khu vực để giải quyết tranh chấp quốc tế có thể được thực hiện theo sáng kiến của các quốc gia tranh chấp, thành viên cùa các tổ chức quốc tế này; theo sáng kiến của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc hoặc theo quy định của tổ chức quốc tế khu vực.
Theo Hiến chương của Liên đoàn các nước Ả Rập, Hội đồng Liên đoàn có thể đóng vai trò, hoà giải, trung gian, thậm chí thực có thể thực hiên cả chức năng trọng tài. Giữ vai trò quan nhất trong việc giải quyết các vấn đề của thế giới Ả rập thuộc về Hội nghị thường kỳ các nhà đứng đầu nhà nước các quốc gia Ả rập.
Trong Hiến chương của Tổ chức thôhg nhất châu Phi (nay là Liên minh châu Phi – AU) đã quy định, việc giải quyết hoà bình các tranh chấp cần phải được thực hiện bằng biện pháp đàm phán, trung gian, hoà giải và ưọng tài (Điều 3). Hội nghị các nhà đứng đầu nhà nước và chính phủ, cơ quan cao nhất của AU có quyền thông qua các quyết định về các vấn đề quan trọng của châu Phi, trong đó có các tranh chấp về lãnh thổ và các xung đột về biên giới. Cơ quan này cùng với Hội đồng bộ trưởng các nước châu Phi đã thông qua các nghị quyết về việc điều chỉnh các tranh chấp biên giới như giữa Xômali và Kênia, Êtiôpia và Xômali, Angiêri và Marôc trong đó khuyến nghị các quốc gia đàm phán trực tiếp nhằm mục đích giải quyết các tranh chấp và kiến nghị cách giải quyết cụ thể. Trong số các cơ quan chính của AU còn có Uỷ ban thường trực về trung gian, hoà giải và trọng tài (Điều 7 và 19 Hiến chương cùa Tổ chức thống nhất châu phi). Thành phần và chức năng cùa Uỷ ban này được quy định trong Nghị định thư – một phần của Hiến chương AU. Nếu các bên tranh chấp đồng ý chuyển giao vụ tranh chấp cho Uỷ ban giải quyết theo thủ tục trọng tài thì phán quyết trọng tài có hiệu lực bắt buộc đối với các bên trong vụ tranh chấp (Điều 28 Nghị định thư).
Hiến chương Tổ chức các nước châu Mỹ và Hiệp ước Bôgôta năm 1948 quy định thủ tục chi tiết tiến hành hoà giải, trung gian, điều tra… Các văn bản pháp lý quốc tế này dành cho các cơ quan chính của Tổ chức các nước châu Mỹ như Hội đồng thường trực, Hội nghị tham vấn các bộ trưởng ngoại giao một phạm vi thẩm quyền rộng lớn trong quá trình giải quyết hoà bình các tranh chấp như cho phép Hội đồng thường trực quyền được thành lập toà trọng tài không có sự tham gia của bên tranh chấp.

error: Content is protected !!