Phân biệt quyền lập hiến và quyền lập pháp
Hỏi: Phân biệt quyền lập hiến và quyền lập pháp
Đáp: Quyền lập hiến là quyền làm Hiến pháp và sửa đổi hiến pháp. Quyền lập hiến nguyên thủy (xây dựng bản Hiến pháp đầu tiên hoặc làm một Hiến pháp mới) và Quyền lập hiến phái sinh (quyền sửa đổi Hiến pháp hiện hành).
Quyền lập pháp là quyền làm luật, sửa đổi luật.
Sau đây là những điểm khác nhau cơ bản giữa quyền lập hiến và quyền lập pháp:
a) Chủ thể lập hiến, lập pháp
– Quyền lập hiến:
+ Thuyết tam quyền phân lập:
● Nhân dân là chủ thể và là người phân chia quyền lực.
● Bằng quyền lập hiến, nhân dân phân chia bình đẳng quyền lực cho 3 ngành: Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp.
● Ngành lập pháp không có quyền lập hiến.
+ Thuyết tập quyền XHCN:
● Quốc hội là chủ thể tiến hành phân công quyền lực vì nhân dân không chia quyền lực đều nhau mà trao quyền cho người đại diện tối cao – Quốc hội.
● Ngành lập pháp đảm nhiệm quyền lập hiến.
– Quyền lập pháp:
+ Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp. Tuy nhiên hoạt động lập pháp của Quốc hội thực chất là kiểm tra, giám sát sự tương hợp giữa giải pháp lập pháp của Chính phủ với ý chí của nhân dân, từ đó thông qua hoặc không. Như vậy, quyền lập pháp là quyền thông qua luật.
+ Quốc hội chỉ tổng hợp, kiểm tra và đưa ra quyết định của mình chứ không làm mọi công đoạn của quy trình lập pháp.
b) Sản phẩm hiến, lập pháp
– Quyền lập hiến: Hiến pháp.
– Quyền lập pháp: Các đạo luật.