Nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ trong luật hành chính?

Hỏi: Nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ trong luật hành chính?

Đáp: Quản lý theo ngành là biểu hiện của mặt tập trung, quản lý theo lãnh thổ là biểu hiện của mặt dân chủ trong nguyên tắc tập trung dân chủ.
Sự phân chia các hoạt động xã hội thành ngành là kết quả của sự phân công lao động xã hội xảy ra, đồng thời với quá trình phát triển sản xuất và chuyên môn hóa các loại hoạt động khác nhau. Do đó, sự phân chia lao động xã hội thành ngành làm xuất hiện nhu cầu quản lý ngành.
Nhưng quản lý theo ngành và theo chức năng mà tách rời yếu tố quản lý theo lãnh thổ sẽ hàm chưa nguy cơ phá vỡ sự thống nhất của các quan hệ kinh tế trên lãnh thổ, sử dụng nguồn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, năng lượng tại chỗ, làm phát triển xu hướng tập trung quan liêu, cục bộ và khép kín trong ngành và chức năng đó. Sự kết hợp quản lý theo ngành và chức năng với quản lý theo lãnh thổ mang tính cần thiết khách quan còn bởi vì mỗi đơn vị- đối tượng bị quản lý đều nằm trên một lãnh thổ (địa phương) nhất định và không thể không sử dụng nguồn dự trữ, không tính đến tiềm năng nhu cầu của địa phương.
Ngày nay, trong giai đoạn phát triển mới, vấn đề quản lý phát triển tổng thể theo lãnh thổ ngày càng quan trọng. Trong quản lý, khi giải quyết những vấn đề phát triển theo ngành bao giờ cũng phải tính đến lợi ích của lãnh thổ và ngược lại. Nghĩa là có sự phối hợp, sự phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các mắt xích của bộ máy quản lý ở trung ương cũng như ở địa phương trong việc thực hiện những nhiệm vụ cụ thể và sự phối hợp đó được thể chế hóa bằng pháp luật. Nhưng sự phối hợp và phụ thuộc ấy khác nhau về mức độ, tùy tính chất từng vấn đề, nhằm bảo đảm kết hợp hợp lý nhu cầu quản lý tập trung theo ngành/ chức năng hoặc lĩnh vực liên ngành (do bộ thực hiện) với quản lý phát triển tổng thể lãnh thổ (do cơ quan quản lý thẩm quyền chung ở địa phương thực hiện) và phát huy dân chủ, quyền chủ động của địa phương.

error: Content is protected !!