Giải quyết xung đột về hình thức của hợp đồng
Hỏi: Giải quyết xung đột về hình thức của hợp đồng?
Đáp: Vấn đề hình thức hợp đồng đã được Công ước Vienna 1980 của Liên hợp quốc (CISG) đề cập tại Điều 11, Điều 29 và Điều 96. Theo đó, hợp đồng không phải xác lập dưới hình thức văn bản hay phải tuân theo một yêu cầu nào khác bằng văn bản. Hợp đồng có thể được chứng minh bằng mọi cách, kể cả bằng lời khai của nhân chứng. Tuy nhiên, hình thức hợp đồng có thể phải được thể hiện dưới hình thức văn bản nếu luật quốc gia thành viên quy định hợp đồng phải được thể hiện dưới hình thức văn bản. Trong trường hợp hợp đồng được xác lập dưới hình thức văn bản mà trong đó các bên đã thoả thuận mọi sự sửa đổi, bổ sung hợp đồng phải được thể hiện dưới hình thức văn bản thì sự thoả thuận đó phải được tôn trọng.3
Bên cạnh Công ước Vienna 1980 của Liên hợp quốc (CISG) như đã đề cập ở trên, một trong những điều ước quốc tế điển hình về hợp đồng là Công ước Rome 1980 về luật áp dụng đối với nghĩa vụ hợp đồng. Đây là Công ước được ký tại Rome ngày 19/6/1980 và áp dụng tại Liên minh châu Âu (European Union – EU). Tuy nhiên, theo Quy định số 593/2008 (ngày 17/6/2008) các quy định của Công ước Rome 1980 trên đây đã được sửa đổi và thay thế bởi Quy tắc Rome I. Quy tắc Rome I được gọi là các quy định áp dụng cho trách nhiệm phát sinh từ hợp đồng. Để đánh giá sự kế thừa sự phát triển một số quy định của Công ước Rome 1980 trong các quy định trong Quy tắc Rome I, một số quy định của Công ước Rome 1980 sẽ được so sánh và phân tích trong chương này.
Điều 9 Công ước Rome 1980 quy định về hình thức của hợp
– Trong trường hợp hợp đồng được các chủ thể “ở các nước khác nhau” giao kết thì hợp đồng sẽ được coi là hợp pháp về hình thức nếu phù hợp với quy định của Công ước hoặc phù hợp với pháp luật của “một trong các nước đó” (Khoản 2 Điều 9).
– Theo Công ước Rome 1980, trong một số trường hợp, thì luật của nơi thực hiện hành vi cũng có thể được áp dụng để xem xét tính hợp pháp về hình thức của hợp đồng nếu hành vi đó sẽ ảnh hưởng tới những vấn đề pháp lý liên quan tới hợp đồng (Khoản 4 Điều 9).
– Luật của nước là nơi cư trú của người tiêu dùng sẽ được áp dụng để xác định tính hợp pháp về hình thức của hợp đồng nếu hợp đồng này là hợp đồng cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho một người tiêu dùng (Khoản 5 Điều 9).
– Trong trường hợp giao kết hợp đồng liên quan tới bất động sản thì hình thức của hợp đồng phải phù hợp với pháp luật của nước nơi có bất động sản (Khoản 6 Điều 9).
Kế thừa các quy định được ghi nhận trong Công ước Rome 1980, trong Quy tắc Rome I, vấn đề hình thức của hợp đồng được quy định tại Điều 11 của Quy tắc. Theo đó, trong trường hợp hợp đồng do các bên chủ thể “ở cùng một quốc gia” tại thời điểm ký kết, thì hình thức hợp đồng phải đáp ứng các quy định của Quy tắc Rome I hoặc phải phù hợp với pháp luật nơi giao kết.
Trong trường hợp các bên ký kết “ở các quốc gia khác nhau” tại thời điểm giao kết thì hình thức của hợp đồng phải phù hợp với quy định của Quy tắc Rome I, hoặc phù hợp với luật quốc gia nơi có một trong các bên hoặc đại diện của các bên vào thời điểm hợp đồng
Thứ hai, đối với điều ước quốc tế đa phương. Trong các điều ước quốc tế đa phương, việc áp dụng pháp luật để điều chỉnh hợp đồng cũng được đặt ra. Có một số điều ước quốc tế về hợp đồng quy định việc chọn luật áp dụng khi có xung đột pháp luật liên quan tới hợp đồng. Ví dụ: Công ước Vienna 1980 (CISG), Công ước Rome 1980 và Quy tắc Rome I.
Công ước Vienna 1980 của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán quốc tế (CISG) thì trong trường hợp, nếu theo nguyên tắc của tư pháp quốc tế, luật được áp dụng cho hợp đồng là luật của nước thành viên Công ước thì Công ước cũng được áp dụng điều chỉnh quan hệ hợp đồng đó (Khoản Ib Điều 1 Công ước Vienna 1980). Theo quy định này thì luật điều chỉnh hợp đồng chính là các quy định của Công ước Vienna 1980.
Trong một số trường hợp nhất định thì chiếu theo quy phạm của tư pháp quốc tế để xác định pháp luật áp dụng (Khoản 2 Điều 7). Với quy định tại khoản Ib Điều 1 và khoản 2 Điều 7 có thể thấy Công ước Vienna 1980 của Liên hợp quốc luôn coi việc áp dụng các nguyên tắc của tư pháp quốc tế để chọn pháp luật áp dụng là điều cần thiết. Theo đó, Công ước sẽ áp dụng trong trường hợp theo quy tắc của tư pháp quốc tế thì luật được áp dụng là luật của nước thành viên Công ước.
Đối với Công ước Rome 1980: Việc chọn luật để giải quyết xung đột pháp luật về nội dung hợp đồng được Công ước Rome quy định tại Điều 3. Theo đó hợp đồng được điều chỉnh bởi pháp luật do các bên lựa chọn. Các bên có thể chọn luật áp dụng cho toàn bộ hoặc một phần của hợp đồng (Khoản 1 Điều 3).
Trong trường họp các bên không lựa chọn pháp luật thì hợp đồng sẽ chịu sự điều chỉnh bởi luật của nước có quan hệ gần gũi nhất với hợp đồng (Most closely connected). Việc xác định nơi có quan hệ gần gũi với hợp đồng được dựa trên nhiều yếu tố khác nhau như: điều ước quốc tế điển hình liên quan tới hợp đồng có yếu tố nước ngoài như Công ước Rome 1980, Quy tắc Rome I và trong nhiều điều ước quốc tế song phương về vấn đề này.
Công ước Rome 1980 về luật áp dụng đối với các nghĩa vụ hợp đồng có đề cập tới vấn đề năng lực giao kết hợp đồng. Theo đó, luật của nước mà các bên mang quốc tịch tại thời điểm giao kết hợp đồng sẽ được áp dụng để xác định năng lực giao kết hợp đồng của các bên chủ thể.
Về nội dung này cũng được quy định tương tự tại Điều 13 của Quy tắc Rome I. Theo đó, năng lực chủ thể của một người xác lập hợp đồng sẽ được coi là đủ điều kiện khi những điều kiện này phù hợp với quy định của pháp luật nước người đó mang quốc tịch (theo điều 13).
Trong các điều ước quốc tế song phương, vấn đề này cũng được đề cập tới theo xu hướng xác định năng lực giao kết hợp đồng sẽ áp dụng theo pháp luật quốc tịch của chủ thể tham gia giao kết hợp đồng (ví dụ, Điều 15 Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý Việt Nam – Tiệp Khắc hoặc khoản 1 Điều 28 Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam – Hunggari).