Địa vị pháp lý của người nước ngoài ở Việt Nam

Hỏi: Địa vị pháp lý của người nước ngoài ở Việt Nam

Đáp: Là tổng thể các quyền và nghĩa vụ của người nước ngoài khi sinh sống cư trú làm ăn ở Việt Nam.
• Quyền:
+ Quyền cư trú đi lại trong pháp lệnh nhập cảnh xuất cảnh 2000 cho phép người nước ngoài tự do đi lại cư trú trên lãnh thổ Việt Nam trừ một số lĩnh vực an ninh.
+ Quyền hành nghề: cho phép người nước ngoài tự do lựa chọn nghề nghiệp trong khuôn khổ pháp luật. Tuy nhiên hạn chế người nước ngoài làm việc trong một số ngành nghề an ninh quốc phòng.
+ Được phép làm luật sư tư vấn pháp luật VN với điều kiện học qua trường Đại học Luật việt nam.
+ Được quyền sở hữu và thừa kế.
+ Quyền được học tập: cho họ tự do lựa chọn các trường tuy nhiên hạn chế một số trường liên quán đến anh ninh quốc phòng.
+ Quyền tác giả và sở hữu công nghiệp: thể hiện rõ Điều 774 và Điều 775.
+ Lĩnh vực hôn nhân – gia đình cho phép họ kết hôn nuôi con nuôi bình đẳng đảm bảo quyền lợi cho phụ nữ và trẻ em.
+ Quyền tố tụng dân sự; áp dụng chế độ đãi ngộ quốc gia theo Điều 465 BLTTDS 2015 thì người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài khi khởi kiện ở tòa án Việt Nam được Nhà nước Việt Nam cho hưởng chế độ đối xử quốc gia trong tố tụng dân sự.
• Nghĩa vụ:
Tôn trọng pháp luật Việt Nam, tôn trọng phong tục tập quán, truyền thống tín ngưỡng của VN và khi Người nước ngoài vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất vi phạm họ có thể bị xử phạt, bị trục xuất trước thời hạn và thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự.

error: Content is protected !!