Xung đột pháp luật về quyền sở hữu được quy định như thế nào?

Hỏi: Xung đột pháp luật về quyền sở hữu được quy định như thế nào?

Đáp: Xung đột pháp luật về quyền sở hữu trong tư pháp quốc tế là hiện tượng hai hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau cùng có thể được áp dụng để điều chỉnh quan hệ sở hữu phát sinh khi đó có thể sẽ xảy ra các kết quả không giống nhau, phụ thuộc vào việc hệ thống luật pháp nào được áp dụng.
Nguyên nhân dẫn đến xung đột pháp luật về quyền sở hữu:
+ Trên thực tế, mỗi nước có điều kiện cơ sở hạ tầng khác nhau, bởi vậy pháp luật của các nước được xây dựng trên các nền tảng đó cũng có sự khác nhau.
+ Các điều kiện khác nhau về chính trị, kinh tế – xã hội phong tục tập quán, truyền thống lịch sử thậm chí là sự khác nhau về đặc điểm thể chất, tâm lý của công dân cũng dẫn đến sự khác nhau trong các quy định pháp luật cùng điều chỉnh một vấn đề.
Giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu:
Về vấn đề giải quyết xung đột pháp luật về quyền sở hữu trong tư pháp quốc tế, nhiều nước trên thế giới đã áp dụng các nguyên tắc giải quyết sau:
Thứ nhất, áp dụng nguyên tắc luật nơi có tài sản tức là tài sản thực tế đang ở đâu sẽ áp dụng pháp luật của nước đó. Pháp luật nơi có tài sản còn được áp dụng để xác định quyền sở hữu đối với tài sản đang trên đường vận chuyển: tài sản quá cảnh quốc gia.
Hệ thuộc luật nơi có tài sản còn được áp dụng người thủ đắc trung thực: người chiếm hữu vật ngay tình: Việc bảo hộ người chiếm hữu vật ngay tình trước yêu cầu đòi lại tài sản của chủ sở hữu pháp luật đã quy định rõ nước áp dụng: luật nơi có tài sản vào thời điểm thủ đắc hoặc luật nơi có tài sản đang tranh chấp.
Thứ hai, là không những quy định nội dung quyền sở hữu mà còn ấn định cả điều kiện phát sinh, chấm dứt chuyển dịch quyền sở hữu cụ thế trong các đạo luật quốc gia.
Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp ngoại lệ liên quan đến tàu bay, tàu biển, tài sản pháp nhân, tài sản trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.
Phương pháp giải quyết xung đột về quyền sở hữu trên thế giới hiện đang sử dụng là phương pháp căn cứ vào các điều luật thực chất để trực tiếp giải quyết vấn đề hoặc nếu không có điều luật thực chất thì sử dụng phương pháp xung đột – áp dụng các điều luật xung đột để chỉ dẫn đến hệ thống pháp luật của nước sẽ được áp dụng.

error: Content is protected !!