“Trường hợp phát hiện thông tin công khai không chính xác thì phải xử lý như thế nào? “
Hỏi: Trường hợp phát hiện thông tin công khai không chính xác thì phải xử lý như thế nào?
ĐÁp: Điều 22 Luật Tiếp cận thông tin quy định cụ thể việc xử lý các trường hợp thông tin công khai không chính xác, cụ thể như sau:
Trường hợp phát hiện thông tin do mình tạo ra và đã được công khai không chính xác: cơ quan đó có trách nhiệm kịp thời đính chính, công khai thông tin đã được đính chính.
Trường hợp phát hiện thông tin do cơ quan khác tạo ra nhưng do mình công khai không chính xác: cơ quan đã công khai thông tin có trách nhiệm kịp thời đính chính, công khai thông tin đã được đính chính.
Trường hợp phát hiện thông tin do mình tạo ra nhưng được cơ quan khác công khai không chính xác: cơ quan tạo ra thông tin có trách nhiệm yêu cầu cơ quan đã công khai thông tin kịp thời đính chính, công khai thông tin đã được đính chính.
Trường hợp công dân cho rằng thông tin công khai không chính xác: kiến nghị với cơ quan đã công khai thông tin đó. Chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị, cơ quan đó có trách nhiệm kiểm tra tính chính xác của thông tin và trả lời cho công dân; trường hợp xác định thông tin công khai không chính xác thì phải kịp thời đính chính, công khai thông tin đã được đính chính.
Thông tin công khai không chính xác bằng hình thức nào thì phải được đính chính bằng hình thức đó.
Như vậy, trong trường hợp thông tin được công khai không chính xác, cơ quan có trách nhiệm cần kịp thời đính chính, công khai thông tin đã được đính chính. Thông tin công khai không chính xác bằng hình thức nào thì phải được đính chính bằng hình thức đó. Công dân cũng có thể kiến nghị với cơ quan công khai thông tin nếu cho rằng thông tin công khai không chính xác.