Phương pháp quyền uy – phục tùng của luật hành chính?
Hỏi: Phương pháp quyền uy – phục tùng của luật hành chính?
Đáp: Phương pháp điều chỉnh của bất cứ ngành luật nào cũng là cách thức mà nhà nước sử dụng để tác động đến các quan hệ xã hội do ngành luật đó điều chỉnh.
Đặc trưng của phương pháp điều chỉnh của luật hành chính là tính mệnh lệnh: “quyền uy- phục tùng”.
Quyền uy ở đây có nghĩa là ý chí của người khác mà người ta buộc chúng ta phải tiếp thụ; mặt khác, quyền uy lấy sự phục tùng làm tiền đề.
Luật hành chính có sự đặc trưng ở sự không bình đẳng về ý chí của các bên tham gia quan hệ pháp luật hành chính: bên này phải phục tùng ý chí của bên kia. Ví dụ: tính không bình đẳng thể hiện rõ trong quan hệ giữa các CQHCNN cấp trên và cấp dưới…
Trong QHPL HC thường một bên, trong tuyệt đại đa số các trường hợp, được giao quyền hạn mang tính quyền lực nhà nước: ra các quyết định đơn pương, kiểm tra hoạt động của bên kia, áp dụng biện pháp cưỡng chế nhà nước khi cần thiết theo pháp luật, nghĩa là thực hiện những hoạt đọng mang tính đơn phương. Còn bên kia bắt buộc phải thi hành các quyết định này, phục tùng bên được trao các quyền hạn nhà nước, mặc dù trong nhiều trường hợp vấn đề được quyết định theo sáng kiến của bên không nắm quyền hạn nhà nước.
Những điều nói trênđều xuất phát từ chỗ các CQHCNN, các CQNN khác hoặc cơ quan tổ chức xã hội khi được trao quyền, trong hoạt động chấp hành và điều hành đã nhan danh nhà nước, thể hiện ý chí của nhà nước, tham gia thực hiện chức năng của nhà nước.