“Mẹ cháu đơn phương mang sổ đỏ của gia đình (sổ đỏ cấp cho hộ gia đình) ký kết hợp đồng thế chấp với ngân hàng để cho ông A đứng ra vay tiền. Sau 5 năm ngân hàng thông báo ông A không trả được tiền và ngân hàng sẽ thu hồi tài sản bảo đảm (là ngôi nhà gia đình cháu đang ở). Mẹ cháu đã gặp lãnh đạo ngân hàng trình bày tại thời điểm ký kết mẹ cháu đã bị ông A lừa và xin ngân hàng cho trả dần số tiền gốc nhưng không được chấp thuận. Trong thời gian này, bố cháu đang hoàn thiện hồ sơ để kết hợp luật sư đưa vụ việc ra tòa vì bố cháu không tham gia ký kết bất cứ giấy tờ gì với ngân hàng. Nhưng trong thời gian này, ngân hàng ba lần đưa lực lượng đặc nhiệm của ngân hàng (lực lượng này mặc đồng phục và cầm gậy) xuống cưỡng chế và yêu cầu mọi người trong nhà cháu ra khỏi nhà, sau đó ủy thác cho một công ty thứ ba luôn chốt 3 đến 4 người trông giữ bên trong nhà cháu, đặc biệt hơn là có một lần trong số đó lực lượng đặc nhiệm của ngân hàng phá hỏng cửa cuốn của nhà cháu để vào bên trong chiếm giữ nhà cháu. Tất cả những lần đó nhà cháu đều báo lên cơ quan công an phường, quận và được cơ quan này giải quyết. Thế nhưng sau đó cháu được biết ngân hàng liên tục gửi các công văn cho công an và không ngừng ý định cưỡng chế nhà cháu bằng lực lượng kia. Hiện tại nhà cháu luôn có từ 2 đến 5 người trông giữ bên ngoài. Cho cháu hỏi ngân hàng đang làm đúng hay sai và nếu sai thì sai ở mức độ nào? Nhà cháu cần làm gì để đảm bảo quyền lợi chính đáng của gia đình? “
Hỏi: Mẹ cháu đơn phương mang sổ đỏ của gia đình (sổ đỏ cấp cho hộ gia đình) ký kết hợp đồng thế chấp với ngân hàng để cho ông A đứng ra vay tiền. Sau 5 năm ngân hàng thông báo ông A không trả được tiền và ngân hàng sẽ thu hồi tài sản bảo đảm (là ngôi nhà gia đình cháu đang ở). Mẹ cháu đã gặp lãnh đạo ngân hàng trình bày tại thời điểm ký kết mẹ cháu đã bị ông A lừa và xin ngân hàng cho trả dần số tiền gốc nhưng không được chấp thuận. Trong thời gian này, bố cháu đang hoàn thiện hồ sơ để kết hợp luật sư đưa vụ việc ra tòa vì bố cháu không tham gia ký kết bất cứ giấy tờ gì với ngân hàng. Nhưng trong thời gian này, ngân hàng ba lần đưa lực lượng đặc nhiệm của ngân hàng (lực lượng này mặc đồng phục và cầm gậy) xuống cưỡng chế và yêu cầu mọi người trong nhà cháu ra khỏi nhà, sau đó ủy thác cho một công ty thứ ba luôn chốt 3 đến 4 người trông giữ bên trong nhà cháu, đặc biệt hơn là có một lần trong số đó lực lượng đặc nhiệm của ngân hàng phá hỏng cửa cuốn của nhà cháu để vào bên trong chiếm giữ nhà cháu. Tất cả những lần đó nhà cháu đều báo lên cơ quan công an phường, quận và được cơ quan này giải quyết. Thế nhưng sau đó cháu được biết ngân hàng liên tục gửi các công văn cho công an và không ngừng ý định cưỡng chế nhà cháu bằng lực lượng kia. Hiện tại nhà cháu luôn có từ 2 đến 5 người trông giữ bên ngoài. Cho cháu hỏi ngân hàng đang làm đúng hay sai và nếu sai thì sai ở mức độ nào? Nhà cháu cần làm gì để đảm bảo quyền lợi chính đáng của gia đình?
Đáp: Đối với câu hỏi của bạn, tôi xin trả lời như sau:
1. Theo quy định tại khoản 29 Điều 3 Luật Đất đai năm 2014 thì: “Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất”.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 109 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì:“Việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất, tài sản chung có giá trị lớn của hộ gia đình phải được các thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý; đối với các loại tài sản chung khác phải được đa số thành viên từ đủ mười lăm tuổi trở lên đồng ý”.
Do đó, đối với trường hợp bạn hỏi, nếu mẹ bạn mang tài sản (là quyền sử dụng đất mà Nhà nước đã cấp cho hộ gia đình) để thế chấp cho ngân hàng khi không có sự đồng ý của các thành viên khác của Hộ gia đình là chưa phù hợp với quy định của pháp luật.
Trong trường hợp này, nếu có tranh chấp về hiệu lực của hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất là tài sản chung của hộ gia đình, thì thành viên của hộ gia đình có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
2. Đối với trường hợp bạn hỏi, nếu ngân hàng thực hiện việc cưỡng chế, phá hỏng tài sản của gia đình bạn không đúng quy định của pháp luật thì gia đình bạn có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình.