Khái niệm, phân loại vật quyền trong Luật La Mã?
Hỏi: Khái niệm, phân loại vật quyền trong Luật La Mã?
Đáp:
1. Khái niệm:
– Vật quyền là quyền của một chủ thể bằng hành vi của mình tác động lên tài sản theo ý chí của mình mà không phụ thuộc vào người khác để nhằm thỏa mãn lợi ích của cá nhân mình
– Trái quyền là quyền của chủ thể bằng hành vi của người khác để thỏa mãn lợi ích của bản thân mình.
2. Phân loại:
a, Quyền chiếm hữu:
– Chiếm hữu là nắm giữ, chi phối tài sản theo ý chí của mình mà không phụ thuộc vào ý chí người khác, coi tài sản đó như là của mình.
Nó phải thỏa mãn 2 điều kiện: chiếm giữ thực tế, ý chí chiếm hữu.
– Chiếm hữu bao gồm:
+ Chiếm hữu hợp pháp
+ Chiếm hữu bất hợp pháp.
Bất hợp pháp ngay tình: Việc chiếm hữu là bất hợp pháp nhưng người chiếm hữu không biết hoặc không thể biết.
Bất hợp pháp không ngay tình: Việc chiếm hữu là bất hợp pháp, người chiếm hữu biết hoặc buộc phải biết việc chiếm hữu tài sản đó là bất hợp pháp nhưng vẫn có tình chiếm hữu.
– Ý nghĩa: người chiếm hữu ngay tình có thể trở thành chủ sở hữu theo thời hiệu trách nhiệm bảo quản tài sản nhẹ hơn, được nhận thành quả lợi nhuận từ việc sử dụng tài sản.
b. Quyền sở hữu:
– Các luật gia La Mã không đưa ra được khái niệm chính thức về quyền sở hữu mà chỉ nêu lên những quyền năng của một chủ sở hữu
+ Jus Utendi (Quyền sử dụng)
+ Jus Fruendi (Quyền thu nhận thành quả từ tài sản)
+ Jus Possidendi (Quyền chiếm hữu tài sản)
+ Jus Abutendi (Quyền định đoạt tài sản)
+ Jus Videcandi (Quyền kiện đòi tài sản)
– Căn cứ phát sinh quyền sở hữu :
+ Căn cứ nguyên sinh (tự nhiên) : là căn cứ trong đó quyền sở hữu của chủ thể được xác lập không phụ thuộc vào ý chí của người chủ sở hữu trước.
+ Căn cứ phái sinh : là những căn cứ mà từ đó quyền sở hữu được xác lập đối với vật phụ thuộc vào ý chí của chủ sở hữu trước đó
c. Quyền đối với tài sản của người khác (Jus in re aliena)
– Khái niệm : là quyền của chủ thể không phải là chủ sở hữu của tài sản nhưng có quyền sử dụng và hưởng những lợi ích mà tài sản đó mang lại.
– Phân loại : Quyền đối với tài sản của người khác đầu tiên xuất phát từ khái niệm Servitius (Quyền dụng ích), có 2 loại :
+ Quyền dụng ích đất đai (servitius praediorum) đất đai ở đây bao gồm đất nông nghiệp và đất ở, các quyền này bao gồm: quyền có lối đi lại, quyền chăn dắt gia súc đi qua, quyền dẫn nước, thoát nước, quyền được lấy ánh sáng, không khí, quyền được lợi dụng nhà của người khác để xây nhà mình, quyền được sử dụng bóng râm của người khác, quyền được sang đất của người khác để thu lượm hoa quả.
+ Quyền dụng ích cá nhân (servitius personarum) hay quyền sử dụng tài sản của người khác suốt đời, các bên có thể thỏa thuận một bên có thể sử dụng tài sản cho đến chết, người đó được hưởng hoa lợi, lợi tức do tài sản mang lại nhưng không được để lại thửa kế và không được chuyển giao cho người khác.
+ Luật La Mã cũng có quy định theo đó một số người không phải là chủ sở hữu cũng có quyền sử dụng tài sản của người khác.