Chứng minh trong tố tụng dân sự? Các chủ thể chứng minh và nghĩa vụ chứng minh? Đối tượng chứng minh và những sự kiện không cần chứng minh?

Hỏi: Chứng minh trong tố tụng dân sự? Các chủ thể chứng minh và nghĩa vụ chứng minh? Đối tượng chứng minh và những sự kiện không cần chứng minh?

Đáp: * Khái niệm: Chứng minh trong tố tụng dân sự là hoạt động của các chủ thể tố tụng theo quy định của pháp luật trong việc làm rõ các sự kiện, tình tiết cuả vụ việc dân sự. Chứng minh bao gồm cả hoạt động cung cấp, thu thập, đánh giá chứng cứ và chỉ ra các căn cứ pháp lý để làm cho mọi người nhận thức đúng sự việc.
* Chủ thể chứng minh và nghĩa vụ chứng minh bao gồm:
– Đương sự:
+ Nguyên đơn: Chứng minh trước, đưa ra các chứng cứ, căn cứ pháp lý để chứng minh;
+ Bị đơn: phản đối yêu cầu của nguyên đơn thì đưa ra những căn cứ, chứng cứ là, cơ sở cho sự phản đối của mình.;
– Người đại diện của đương sự:
+ Người đại diện theo pháp luật: có nghĩa vụ thực hiện tất cả các nghĩa vụ chứng minh của người đại diện;
+ Người đại diện theo uỷ quyền: có nghĩa vụ thực hiện các nghĩa vụ chứng minh trong phạm vi uỷ quyền
– Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự tham gia tố tụng: chứng minh được sự tồn tại của các quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự để bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự trước toà. Nghĩa vụ chứng minh xuất phát từ mục đích, nhiệm vụ tham gia tố tụng của họ mà không xuất phát từ nghĩa vụ chứng minh của đương sự.
– Các cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện yêu cầu toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
– Toà án.
* Để bảo vệ người yếu thế, BLTTSD 2015 quy định một số trường hợp đặc thù thì nghĩa vụ chứng minh thuộc về người bị yêu cầu, cụ thể:
+ Nguyên đơn khởi kiện trong trường hợp bảo vệ lợi ích cho người tiêu dùng, thì nguyên đơn không phải chứng minh phần lỗi đối với người tiêu dùng mà trường hợp này được quy định ở Điều 42 Luật bảo vệ người tiêu dùng, Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có nghĩa vụ chứng minh mình không có lỗi gây ra thiệt hại.
+ Đối với người lao động khi tranh chấp những vụ án lao động, mà những tài liệu để giải quyết tranh chấp lao động lại nằm ở tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp, không phải do người lao động nắm giữ. Trường hợp này người lao động có quyền yêu cầu tòa án, yêu cầu người sử dụng lao động phải chứng minh việc đó. Đặc biệt đối với trường hợp mà việc sa thải, đơn phương đình chỉ hợp đồng thì BLTTDS 2015 quy định nghĩa vụ chứng minh thuộc về trách nhiệm của người sử dụng lao động, không phải trách nhiệm của người lao động.
+ Điều 91 BLTTDS cũng quy định trong trường hợp để đảm bảo cho việc tố tụng là tranh tụng thì trách nhiệm chứng minh là của đương sự, nếu đương sự không chứng minh được, không cung cấp đủ tài liệu chứng cứ chứng minh, thì Tòa án thu thập tài liệu chứng cứ chứng minh đến đâu, sẽ giải quyết đến đó. Nếu đương sự không chứng minh được sẽ không bảo vệ được quyền của mình.
* Đối tượng chứng minh: tổng hợp những tình tiết, sự kiện liên quan đến vụ việc dân sự cần được xác định trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự.
* Những sự kiện không cần chứng minh:
– Những tình tiết, sự kiện mọi người đều biết;
– Những tình tiết, sự kiện đã được xác định trong bản án, quyết định của toà án hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật;
– Những sự kiện đã được ghi trong văn bản và được công chứng, chứng thực hợp pháp;
– Những tình tiết, sự kiện mà đương sự/ người đại diện của đương sự bên này không phản đối hoặc thừa nhận.

error: Content is protected !!