5 KỸ NĂNG CƠ BẢN CỦA MỘT LUẬT SƯ TRANH TỤNG GIỎI CẦN CÓ

Ngày nay, phạm vi hành nghề pháp lý của các luật sư trở nên rất đa dạng và “phủ sóng” hầu hết tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Theo đó, luật sư được quyền tham gia vào quá trình tố tụng trong các vụ án lao độngthương mạidân sựhình sự và hành chính để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho thân chủ của mình trước các cơ quan tố tụng có thẩm quyền. Bên cạnh đó, luật sư cũng có thể hoạt động hành nghề ngoài tố tụng thông qua việc tư vấn pháp luật và thực hiện các dịch vụ pháp lý khác theo quy định của pháp luật. Với các quy định như trên, phạm vi hành nghề của luật sư có thể được hiểu bao quát một cách tương đối dưới hai vai trò chính là luật sư tư vấn và luật sư tranh tụng. Vậy, như thế nào là một luật sư tranh tụng và ở mức độ nào thì được xem là luật sư tranh tụng giỏi?

Ở khía thực tiễn hành nghề luật sư, luật sư tranh tụng là người sẽ tham gia vào quá trình tranh tụng bắt đầu từ khi các đương sự thực hiện quyền khởi kiện, giải quyết vụ án và kết thúc khi có bản án, quyết định có hiệu lực của tòa án/ trọng tài.

Hiện nay, phạm vi hành nghề của luật sư tranh tụng không chỉ gói gọn trong việc hỗ trợ khách hàng trong các vụ kiện tại cơ quan xét xử như tòa án và trọng tài, các luật sư tranh tụng còn giúp khách hàng giải quyết các tranh chấp ngoài tòa án, tức là thông qua biện pháp thương lượng và đàm phán với bên có lợi ích đối lập.

Trong bối cảnh của thị trường dịch vụ pháp lý tại Việt Nam hiện nay, người hành nghề luật cần phải trải qua một thời gian dài rèn luyện (khoảng 6 – 10 năm tùy từng đối tượng) kể từ khi bắt đầu được đào tạo ở bậc cử nhân luật để trở thành một luật sư tranh tụng giỏi thực thụ. Đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn của các luật sư đi trước, người luật sư tranh tụng giỏi sẽ có những phẩm chất cơ bản sau đây:

 

  1. Có chuyên môn sâu về luật

 

Với sự biến động và thay đổi của hệ thống pháp luật Việt Nam, luật sư tranh tụng giỏi không chỉ phải nắm vững quy định của pháp luật hiện hành trong lĩnh vực đó, mà còn phải thường xuyên cập nhật những thay đổi và cách áp dụng vào thực tiễn, đặc biệt là những văn bản hướng dẫn, quan điểm pháp lý của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát cấp cao, Bộ Tư pháp, …Vấn đề này đặt ra thách thức ở mức độ ngày càng cao hơn khi bối cảnh Việt Nam đang trong quá trình hội nhập quốc tế. Theo đó, sự thay đổi hàng loạt các quy định pháp luật để phù hợp với sân chơi chung của thế giới sẽ càng đòi hỏi người luật sư, nhất là luật sư tranh tụng hoạt động nhiều hơn để nâng cao kiến thức chuyên ngành, bắt kịp những thay đổi của pháp luật.

Ngoài ra, luật sư tranh tụng giỏi là người có thể chỉ ra các rủi ro và đưa ra những giải pháp pháp lý cho khách hàng trong các vụ việc tranh chấp. Vì vậy, khi bảo vệ cho thân chủ, luật sư tranh tụng là người thận trọng trong từng ý kiến pháp lý do mình cung cấp, đảm bảo hiểu rõ các quy định pháp luật trong lĩnh vực mà khách hàng đang hoạt động, đồng thời phải biết vận dụng những quy định pháp luật đó vào bối cảnh vụ việc thực tế mà khách hàng đang gặp phải để giải quyết vấn đề.

Trong một số trường hợp pháp luật quy định chưa cụ thể, việc tham vấn quan điểm, ý kiến của các cơ quan Nhà nước, Tòa án, Viện Kiểm sát có thẩm quyền trong các lĩnh vực chuyên môn về các vấn đề pháp lý hoặc quan điểm mới cũng là một trong những điều cần thiết mà luật sư tranh tụng giỏi luôn vận dụng để tăng tính thuyết phục cho các ý kiến pháp lý mà mình đưa ra.

  1. Am hiểu và nắm bắt kiến thức ở một số lĩnh vực khác

Một luật sư tranh tụng giỏi ngoài nắm vững các kiến thức pháp lý chuyên môn còn phải trang bị thêm các kiến thức, kỹ năng bổ trợ khác để hỗ trợ việc bảo vệ khách hàng trong các vụ án, đạt được hiểu quả và tính thuyết phục cao khi trình bày lập luận của mình trước các cơ quan xét xử.

Việc bổ sung các kiến thức bổ trợ giúp cho luật sư tranh tụng có thể hiểu rõ đặc điểm nghề nghiệp của khách hàng, ngôn ngữ chuyên ngành, đặc điểm của ngành, nghề đó, qua đó giúp luật sư tranh tụng có được góc nhìn toàn diện, cụ thể và chi tiết về các vấn đề mà khách hàng đang gặp phải, từ đó đưa ra được các phương án giải quyết hiệu quả cho khách hàng, tránh tình trạng tư vấn mang tính lý thuyết mà không có tính khả thi. Ngoài ra, do phần lớn khách hàng không phải là người có chuyên môn về pháp lý, luật sư tranh tụng giỏi cần có các kiến thức cơ bản về lĩnh vực hoạt động của khách hàng để có thể giải thích quy định pháp lý (vốn rất phức tạp và khó hiểu) dưới góc nhìn của khách hàng nhằm hướng dẫn, thuyết phục khách hàng thông qua sự tư vấn có tính chuyên môn cao của mình.

  1. Có kỹ năng ngoại ngữ

Với tính cạnh tranh cao trong môi trường hành nghề luật hiện nay, luật sư tranh tụng giỏi không chỉ thuần thục sử dụng một ngoại ngữ mà thậm chí phải nhiều ngoại ngữ khác nhau. Với khả năng này, luật sư trạnh tụng sẽ có lợi thế cạnh tranh rất lớn so với đồng nghiệp bởi khi khách hàng trao đổi các thông tin về vụ việc mà họ yêu cầu, khách hàng sẽ có niềm tin nhiều hơn với người luật sư mà có thể sử dụng và trao đổi bằng chính ngôn ngữ của họ.

Việc có khả năng về một ngoại ngữ giúp luật sư tranh tụng hiểu rõ bản chất của tranh chấp mà khách hàng đang gặp phải, từ đó có thể đưa ra phương án giải quyết chính xác và hiệu quả. Trong nhiều trường hợp, khi sử dụng ngoại ngữ một cách thành thạo và chuyên nghiệp, luật sư tranh tụng còn có thể bảo vệ tối đa lợi ích của khách hàng, nhất là khi tham gia đàm phán, tranh luận với đối tác của khách hàng là người nước ngoài. Bên cạnh việc hỗ trợ chuyên môn, việc nắm bắt ngoại ngữ và văn hóa của các quốc gia khác còn giúp cho một luật sư tranh tụng chuyên nghiệp tạo dựng được mối quan hệ tối đẹp với khách hàng, để khách hàng có thể yêu cầu luật sư ở những vụ việc khác hoặc giới thiệu luật sư cho khách hàng tiềm năng khác.

  1. Một số kỹ năng mềm

*Hoạt ngôn trong tranh tụng

Tranh luận là việc đưa ra hàng loạt lý lẽ, dẫn chứng thuyết phục để khẳng định hoặc bác bỏ một vấn đề đang được bàn luận. Đây là kỹ năng quan trọng mà người luật sư tranh tụng giỏi bắt buộc phải có. Trước khi phiên Tòa diễn ra Luật sư tranh tụng không những phải chuẩn bị nội dung trình bày của mình mà còn dự trù các tình huống có thể phát sinh từ sự phản biện của cơ quan tiến hành tố tụng và những người tham gia tố tụng khác. Để phần tranh luận đạt hiệu quả cao, Luật sư tranh tụng phải biết cách lựa chọn từ ngữ, cách diễn đạt dễ hiểu, rõ ràng, cô động và không nên thể hiện thái độ hay dùng ngôn từ đả kích, xúc phạm đồng nghiệp và các cơ quan tiến hành tố tụng, cũng như những người tham gia tố tụng khác để tránh vi phạm quy tắc đạo đức hành nghề Luật sư cũng như ảnh hưởng đến lợi ích của khách hàng trong vụ việc.

 

* Tư duy rõ ràng, chính xác nội dung quan trọng

Luật sư tranh tụng giỏi là người biết cách dùng từ ngữ cách diễn đạt của mình để các bên, đặc biệt là cơ quan tiến hành tố tụng, hiểu rõ ý kiến, nội dung chính xác nhất quan điểm của mình nhằm bảo vệ quyền và lợi ích tốt nhất cho khách hàng. Luật sư tranh tụng nên nói rõ ràng, dùng từ chính xác, dễ hiểu, sắc thái nói nên điềm tĩnh, lịch sự và tự tin. Ngoài ra, Luật sư tranh tụng giỏi phải sở hữu thêm khả năng viết sắc sảo, tinh tế, bởi không chỉ nói để tranh luận mà Luật sư cũng cần thường xuyên phải trình bày ý kiến của mình bằng văn bản để bày tỏ quan điểm, nêu ý kiến, kiến nghị để cơ quan tiến hành tố tụng hiểu rõ, suy xét nhằm giải quyết vụ việc. Luật sư cần viết rõ ràng, ngắn gọn, súc tích, truyền tải đúng trọng tâm nội dung, quan điểm của mình muốn đề cập.

*Khả năng tổng hợp, phân tích vấn đề

 

Trong Luật sư tranh tụng, luật sư xuất sắc chắn phải thấm trong mình kỹ năng nghiên cứu và phân tích vấn đề một cách sâu sắc. Vì đây là điểm mấu chốt trong việc tham gia bảo vệ khách hàng. Luật sư cần có khả năng kiên nhẫn đọc và nghiên cứu một khối lượng lớn thông tin, sự kiện và số liệu. Từ đó, đưa ra nhìn nhận đa chiều các thông tin để kết luận bản chất vụ. Đồng thời tìm ra nguyên nhân, điểm trọng yếu và cách giải quyết hợp lý. Sự tư duy này luôn trên cơ sở của sự logic chứ không để suy nghĩ cá nhân hay cảm tính xen vào được. Kiến thức về tâm lý con người, tâm lý tội phạm, kỹ năng nghề nghiệp của luật sư sẽ giúp cho bạn dễ dàng tìm được nguyên nhân của hành vi phạm tội trong các vụ án hình sự.

 

 

error: Content is protected !!